Hoạt động
  • Quảng cáo 2
  • Banner STU
  • Quy sua cho tre phoi nhiem
  • MixMarket
Đối tác
  • Canadian Cooperative AssociationCordaid
  • RabobankRimansi
  • FordActionaid Vietnam
  • ChemonicsMcKnight
  • The Asia FoundationCFLI
28/05/2012 10:16:10 AM

Đánh giá sản phẩm bảo vệ tương hỗ sau 7 tháng triển khai

(Lượt xem: 1695)

Dự án Quỹ bảo vệ tương hỗ M7 (M7MPA) bắt đầu được triển khai từ tháng 9 năm 2009 trong toàn mạng lưới M7. Sau hơn nửa năm thí điểm, với sự hỗ trợ kĩ thuật của chuyên gia RIMANSI từ Philippines, trong quý II năm 2010, trung tâm CFRC đã tiến hành đánh giá lại quá trình thực hiện và hoạt động của M7MPA tại Uông Bí, Đông Triều, Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và Can Lộc. 

Thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu của dự án, thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, chuyên gia RIMANSI đã đánh giá được thực tế hoạt động của dự án so với kế hoạch, hệ thống vận hành sản phẩm, khảo sát mức độ chấp nhận sản phẩm và khả năng cải tiến của sản phẩm. Từ đó, chuyên gia đã đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện việc triển khai cũng như hoạt động dự án. 

Với việc phỏng vấn giám đốc các đơn vị, các trưởng phòng giao dịch, các cán bộ phụ trách hoạt động bảo hiểm tương hỗ, bên cạnh đó là chọn mỗi đơn vị 1 tới 2 nhóm để thảo luận, chuyên gia đã có một số phát hiện về chương trình như sau: 

- Mức độ tiếp cận có sự khác biệt giữa các vùng miền. Đông Triều có tỷ lệ thành viên tham gia bảo hiểm tương hỗ cao nhất, trong khi đó Can Lộc là đơn vị có tỉ lệ thấp nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do các đơn vị thiếu nhiệt tình trong việc triển khai chương trình, chỉ đạo chưa sát sao, hoặc do chưa nhất quán về nội dung hoặc chưa đủ năng lực trong việc thuyết phục khách hàng về giá thành cũng như những giá trị mà các gói sản phẩm mang lại. Ngoài ra, các đơn vị đặt ra các mục tiêu khác nhau trong việc thực hiện tuyên truyền cho sản phẩm. Một số đơn vị coi sản phẩm là tự nguyện, trong khi một số khác lại coi đây là sản phẩm bắt buộc. 

- Giá thành sản phẩm không phải là vấn đề chính khiến các thành viên không tham gia sản phẩm. Nguyên nhân là do thành viên chưa thấy được ngay lợi ích của sản phẩm, và cán bộ gặp khó khăn trong việc giải thích các sản phẩm bảo hiểm, thu phí và vào sổ các giao dịch. 

- Mức độ nhận thức của một số nhóm, đặc biệt là nhóm dân tộc thiếu số về quyền lợi của sản phẩm còn thấp, do liên quan tới những khác biệt về đời sống văn hóa. 

- Các đơn vị trong mạng lưới có năng lực, kinh nghiệm và mục tiêu khác nhau trong việc quảng bá sản phẩm bảo hiểm tương hỗ. Đông Triều và Can Lộc nằm ở hai trạng thái đối lập nhau khi so sánh về mức độ tự nguyện và năng lực quảng bá cho sản phẩm. Các đơn vị còn lại ằm trong khoảng giữa của 2 tổ chức này. Đối với các tổ chức này, nguyên nhân chính nằm ở nhận thức về bảo hiểm, kỹ năng truyền thông và vận động thành viên. 

Những phát hiện của RIMANSI là cơ sở giúp cho những người đang làm chương trình có kế hoạch điều chỉnh, xây dựng lại chính sách về sản phẩm cho phù hợp hơn với đối tượng của chương trình.