Hoạt động
  • Quảng cáo 2
  • Banner STU
  • Quy sua cho tre phoi nhiem
  • MixMarket
Đối tác
  • Canadian Cooperative AssociationCordaid
  • RabobankRimansi
  • FordActionaid Vietnam
  • ChemonicsMcKnight
  • The Asia FoundationCFLI
10/07/2017 10:13:51 AM

Hội thảo “Thúc đẩy tài chính toàn diện để phát triển kinh tế an toàn và giảm nghèo bền vững”

(Lượt xem: 679)

Để trang bị kiến thức về tài chính toàn diện cho cấp cán bộ cơ sở và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế an toàn - giảm nghèo bền vững của huyện Đồng Hỷ, sáng ngày 25 tháng 05 năm 2017, VPĐD CFRC tại Đồng Hỷ đã phối hợp với UBND huyện, Hội Phụ nữ huyện Đồng Hỷ tổ chức hội thảo “Thúc đẩy tài chính toàn diện để phát triển kinh tế an toàn và giảm nghèo bền vững” tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Diễn giả của buổi hội nghị là Tiến sỹ Phạm Xuân Hòe - Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, người đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng đề án Phát triển Tài chính toàn diên tại Việt Nam.

Tham dự hội nghị có đại diện của Hội Khuyến Học TW, ông Phạm Quang Sáng – Trưởng ban quản lý các Trung tâm; đại diện NHNN tỉnh Thái Nguyên, bà Ma Thị Thu Hà - Phó chánh thanh tra giám sát và 01 chuyên viên, ông Nguyễn Văn Thủy – Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ cùng lãnh đạo các phòng ban liên quan của huyện: Phòng tài chính kế hoạch, Phòng kinh tế hạ tầng, Phòng nông nghiệp, Hội nông dân, Hội phụ nữ huyện và lãnh đạo ủy ban, hội phụ nữ của 18 xã, thị trấn trên toàn huyện.

 


     Khai mạc Hội thảo, Chủ tịch UBND huyện đã hoan nghênh Phó viện trưởng Viện chiến lược đã giới thiệu một chủ đề rất mới cho địa phương, đồng thời cũng đề nghị diễn giả nêu rõ và thật cụ thể các công việc mà chính quyền cơ sở và các ban ngành của huyện cần phải làm gì để thực hiện hiện chiến lược này.  Phần trình bày của Tiến sỹ Hòe đã đưa ra khái niệm về tài chính toàn diện với những ví dụ gắn với thực tiễn địa phương giúp cán bộ địa phương, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở nắm bắt được hoạt động tài chính toàn diện vốn là một công cụ hữu hiệu và sẵn có tại địa phương nhằm giúp phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao bình đẳng giới. Điểm nhấn là tài chính vi mô với tác động trực tiếp tới tầng lớp người lao động dưới đáy cùng của xã hội, trao cho phụ nữ nghèo cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính một cách bình đẳng với mức chi phí hợp lý, trang bị cho họ kiến thức, kỹ năng và thúc đẩy họ phát triển kinh tế gia đình, từ đó đi lên thoát nghèo bền vững, đây điều mà không có bất cứ tổ chức tín dụng nào hiện nay có thể làm được.

Ông Hòe nhấn mạnh “Tài chính vi mô là một bộ phận quan trọng trong chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, là đường dẫn để nhóm nghèo, cận nghèo, nhóm yếu thế khác tiếp cận với dịch vụ tài chính-ngân hàng; khơi dậy tiềm năng của một bộ phận dân cư mà trong đó có nhóm thường nhận cứu trợ xã hội thúc đẩy họ tham gia các hoạt động kinh tế tạo thu nhập làm giảm ngân sách cứu trợ của xã hội. Ngoài ra chương trình tăng cường năng lực của tài chính vi mô đã giúp bộ phận dân cư có thêm kỹ năng, tự tin, tạo việc làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội và Dự án sinh kế bền vững cho phụ nữ miền núi Thái Nguyên trên địa bàn huyện Đồng Hỷ là một Dự án đã và đang đi đầu thực hiện thành công tài chính vi mô và thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện nhằm mục đích giảm nghèo bền vững”.

Thực hiện yêu cầu của Chủ tịch huyện, Ông Phạm Xuân Hòe cũng chỉ ra các việc mà chính quyền và đoàn thể cấp cơ sở cần làm là:

1.      Rà soát lại các nhà cung cấp tiền cho dân trong xã mình (NHNo, NHCSXH, TC khác). Từ đó lên kế hoạch tài chính cho xã mình bắt đầu từ các bản. Giao chỉ tiêu cho từng bản/tổ về số người tham gia các giao dịch tài chính (Tiết kiệm – Vay vốn…);

2.      Xác định thế mạnh của địa phương là gì để định hướng khai thác;

3.      Cần có các cuộc tọa đàm về quản lý tài chính gia đình, quản lý kinh doanh cho các hộ dân;

4.      Cán bộ cần có cái nhìn theo cơ chế thị trường;

5.      Về quản lý, trên cơ sở luật pháp, chính quyền, đoàn thể cần đi sâu đi sát hoạt động hàng ngày, nghe trực tiếp người dân.

“Các đồng chí phải mời tài chính vi mô về xã mình, tạo điều kiện cho nó hoạt động và phát triển, làm như vậy chính là các đồng chí đã chăm lo cho dân, thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, thông qua đó mà vai trò, vị trí của các đồng chí được nâng cao, người dân tin tưởng ở chính quyền, giữ gìn an sinh xã hội”                                                                                                                                                                                                                                                                   Phạm Xuân Hòe                     

Đại diện cho địa phương, đồng chí Nguyễn Văn Thủy, Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại hội nghị đánh giá cao nội dung hội thảo đưa ra. Ông cũng chỉ đạo lãnh đạo các ban ngành liên quan của huyện và UBND, hội phụ nữ các xã/thị trấn cần lắng nghe, tiếp thu để từ đó, áp dụng vào thực tiễn về địa bàn mình, đặc biệt ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, khó khăn với tỷ lệ nghèo còn cao, cần chủ động trong hỗ trợ, khuyến khích phát triển các chương trình tài chính vi mô có đối tượng, phạm vi và mục tiêu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương mình, phấn đấu để làm sao đưa tỷ lệ nghèo của huyện từ 19% hiện nay xuống còn 10 – 15% trong vài năm tới.

Đại diện cho chính quyền xã Linh Sơn sau phần trình bày của diễn giả, đã nêu mong muốn được tiếp nhận Dự án Sinh kế bền vững cho phụ nữ miền núi Thái Nguyên, tuy nhiên cũng còn những băn khoăn về mặt địa bàn do Dự án được triển khai ở Đồng Hỷ trong khi Linh Sơn lại vừa có quyết định cắt chuyển về Thành phố Thái Nguyên. Cán bộ Dự án tại Chùa Hang cũng đại diện cho tiếng nói thành viên để nêu lên nguyện vọng được tiếp tục tham gia chương trình sau khi có sự chuyển đổi về địa giới hành chính.

                                                                                                                              

                                         


(Nguồn từ: Nhóm Cán bộ dự án STU Đồng Hỷ)